Chế độ dinh dưỡng

5 tác dụng bất ngờ nếu bạn ăn tỏi đúng cách

Cập nhật420
0
0 0 0
Tỏi được coi là loại kháng sinh tự nhiên có sẵn trong nhà bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết ăn tỏi đúng cách để phát huy tối đa công dụng của nó. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách ăn tỏi một cách khoa học và bật mí những công dụng bất ngờ mà nó mang lại.

1.Thành phần dinh dưỡng có trong tỏi

Tỏi là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong các món ăn, tuy nhiên đây cũng là một loại gia vị chứa rất nhiều dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33.06g carbohydrates, 149g kcal, chất xơ 2.1g. Ngoài ra, thành phần trong tỏi còn chứa đầy đủ các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), A, C, E, K và các khoáng chất như natri, kali, canxi, đồng, sắt, kẽm,…
Tỏi rất giàu dinh dưỡng với đầy đủ các vitamin và khoáng chất

Và không thể không nhắc đến hoạt chất chủ yếu có trong tỏi là Allicin hoặc S-allylcysteine và một sản phẩm phụ axit amin. Trong tỏi tươi có tiền chất được gọi là Alliin, chất này sẽ chuyển hóa thành Allicin tự do khi tỏi bị băm nhuyễn, các enzyme sẽ được kích hoạt để chuyển tiền chất thành Allicin.

2. Ăn tỏi đúng cách có tác dụng gì đối với sức khỏe của mỗi con người
Ngăn ngừa được bệnh cảm cúm
Khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cơ thể sẽ mất một vài thời gian để thích nghi với không khí lạnh. Vì vậy mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh là điều không thể tránh khỏi. Trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Vitamin nhóm B6, C có trong tỏi giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, xây dựng sức đề kháng để chống lại các bệnh. Tỏi có tính ấm có thể khử được tính hàn, loại trừ các tác nhân gây ho. Allicin - chất sát khuẩn rất mạnh trong tỏi giúp giảm nghẹt mũi, long đờm, giảm ho.

Giảm tỷ lệ mắc ung thư
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: tỏi tác dụng lớn trong việc phòng ngừa mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Tỏi ức chế sự biến đổi thành nitrite của nitrat có trong dịch vị, ức chế quá trình hình thành nitrosamine. Tỏi có thể ngăn cản sự xâm hại độc tố của các kim loại nặng gây ung thư cho cơ thể. Germanium, selen là thành phần có trong tỏi có thể ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, từ đó hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Hoạt chất Allicin có trong tỏi có thể làm giảm phân nửa kích thước và kiềm hãm khả năng tăng trưởng cục khối u. Ngoài ra, khi sử dụng tỏi đúng cách có thể ngăn ngừa các loại ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng,…

Giúp xương thêm chắc khỏe
Ngoài khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư. Tỏi cũng là vị thuốc có khả năng cải thiện tình trạng xương khớp hàng ngày. Vitamin C, canxi, mangan, vitamin B6, kẽm có trong tỏi tăng cường nội tiết tố estrogen giúp làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ, nâng cao khả năng hấp thu canxi đối với cơ thể, giúp xương thêm chắc khỏe. Giảm thiểu các triệu chứng đau nhức rõ rệt đối với những bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Là loại bệnh nguy hiểm làm phá hủy các tế bào thần kinh gây cản trở đến khả năng ghi nhớ và xử lý các tình huống trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Tuy nhiên, tỏi lại có khả năng giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh này. Chất chống oxy hóa có trong tỏi có khả năng bảo vệ sự thiệt hại do quá trình oxy hóa gây ra trên các tế bào thần kinh.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim 
Hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể tăng, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông do sự lắng đọng chất béo trong lòng các mạch máu, lâu ngày tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch như suy tim. Trường hợp xấu nhất gây xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ. Tỏi có khả năng làm giảm thiểu đến 19% khả năng mắc bệnh tim mạch, nhờ đặc tính chống đông của tỏi có thể giảm được triệu chứng đau tim và xuất huyết não.

3. Mẹo ăn tỏi đúng cách
Tỏi được coi là có giá trị lớn về dinh dưỡng cùng các công dụng hữu ích. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng hết các chất có lợi trong tỏi là điều không phải ai cũng biết hết. Vậy, làm sao để ăn tỏi đúng cách?

Tỏi phải được băm nhuyễn, để nghỉ trong 10 - 15 mới sử dụng. Vì trong tỏi tươi nguyên tép, chỉ tồn tại dưới dạng tiền chất tiền chất của nó là Alliin, chỉ khi băm, đập dập hoặc xay nhuyễn tỏi thì tiền chất Alliin mới hoạt hóa thành Allicin. Nếu dùng tỏi nguyên tép, không cắt hoặc băm nhuyễn để nấu thì chỉ có khả năng khử mùi của món ăn, hầu như không có tác dụng gì khác. 

Theo các báo cáo của các nghiên cứu về dinh dưỡng, có khoảng 60% hàm lượng Allicin được giữ lại nếu sử dụng tỏi băm nhuyễn. Chính vì thế, các bà nội trợ nếu muốn món ăn vừa thơm ngon và phải có đủ chất thì hãy dùng tỏi đã băm nhuyễn.

Sử dụng tỏi ngâm giấm: Tỏi được coi là vị thuốc tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Giấm chua có tác dụng khử bớt mùi vị cay nồng có trong tỏi nhưng không hề làm giảm hoặc mất các chất dinh dưỡng trong tỏi, mà có thể bổ sung mùi vị vào các món ăn, tăng cảm giác ngon miệng. 
Ngâm tỏi làm tăng thêm mùi vị món ăn mà vẫn giữ được hiệu quả phòng trị bệnh

Dùng tỏi ngâm giấm không để lại tình trạng hôi miệng sau khi ăn, hiệu quả phòng và trị bệnh của tỏi ngâm giấm được coi là tốt hơn so với tỏi sống. Bởi các thành phần dược lý của tỏi được kích thích khi ở trong môi trường axit, giúp cơ thể hấp thụ tỏi nhanh hơn. 

Không được ăn tỏi khi bụng đói, vì trong tỏi có tính phân hủy và gây kích thích với niêm mạc dạ dày. Làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn đối với những người có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày - ruột

Những người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi, dễ gây tiêu tan khí huyết, loãng khí, phát nhiệt.

Đối với các trường hợp những người đang hoặc đã có tiền sử mắc bệnh gan, tuyệt đối không ăn tỏi. Vì tính nóng của tỏi lâu ngày sẽ làm phá hủy cấu trúc gan, gây tổn thương gan.
Nguồnhttps://medlatec.vn/
Lượt xem10/12/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng