Chế độ dinh dưỡng

Hệ lụy của việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Cập nhật496
0
0 0 0
Thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) tạo gánh nặng quốc gia về sức khỏe và kinh tế. Thiệt hại do thiếu VCDD chiếm từ 2-3% tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia và thiếu dinh dưỡng làm giảm tới 11% tổng sản phẩm quốc nội ở các nước châu Á và châu Phi.
Vi chất dinh dưỡng
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết, chiều cao trung bình của nam và nữ ở Việt Nam không chỉ thấp hơn nhiều nước phát triển mà còn thấp hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD).

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn ở mức cao, chiều cao trung bình còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân quan trọng đó là bữa ăn của người Việt thiếu VCDD rất trầm trọng.

VCDD là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. VCDD gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...).

Ths. Bs Lê Thị Hải - Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng,…), tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

Vì vậy việc phòng chống thiếu VCDD là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là ở trẻ em. Phòng chống thiếu VCDD chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn, các nhà dinh dưỡng đã khuyến cáo bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm). Khuyến khích các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh để trẻ bú được sữa non vì trong sữa non có hàm lượng vitamin A cao giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được các bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ VCDD đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Ở Việt Nam đã có chương trình phòng chống thiếu VCDD như: Chương trình phòng chống thiếu vitamin A, bằng các hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, 1 năm uống 2 lần. Cho bà mẹ sau sinh uống 1 liều vitamin A liều cao, bổ sung vitamin A cho những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp dai dẳng. Chương trình phòng chống rối loạn do thiếu I ốt bằng khuyến khích mọi gia đình sử dụng muối I ốt và sản phẩm có bổ sung I ốt (nước mắm, bột nêm) trong sử dụng và chế biến thức ăn. Chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng là phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt – acid folic (60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic), liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới sau đẻ 1 tháng.

Hiện nay, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ cũng nên biết và lựa chọn các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng như bánh qui bổ sung can xi, sắt; đường bổ sung vitamin A; bột ăn dặm bổ sung sung vitamin và khoáng chất….
Nguồnhttps://cuocsongantoan.vn/
Lượt xem06/11/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng