Sinh hoạt

Nhận biết bệnh loãng xương và giải pháp điều trị

Cập nhật405
0
0 0 0
Loãng xương là một bệnh lý khá phổ biến ở người trung niên và người già. Bệnh lý này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống thường ngày mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong. Mặt khác, căn bệnh này thường xuất hiện và phát triển một cách thầm lặng nên phần lớn bệnh nhân đều phát hiện bệnh khá muộn. 

1. Sơ lược chung về bệnh loãng xương

Trước khi giải đáp về những dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Theo một số thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, số lượng bệnh nhân bị loãng xương đang ngày càng tăng cao và mức độ phổ biến của bệnh lý này chỉ đứng sau nhóm bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn cho thấy có khoảng 1/8 số nam giới và 1/3 số nữ giới ở độ tuổi từ 50 trở lên có khả năng mắc bệnh cao. 

Bệnh loãng xương còn được gọi là bệnh xốp xương, giòn xương và thường được mô tả là tình trạng xương mỏng dần kèm theo sự thưa dần của mật độ chất trong xương. Theo thời gian, xương trở nên giòn hơn, dễ bị tổn thương hoặc gãy kể cả trong những trường hợp chấn thương nhẹ. Theo bác sĩ, phần lớn người già và phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương chủ yếu liên quan đến tình trạng loãng xương. 
Loãng xương là một bệnh lý khá phổ biến
 
Loãng xương dẫn đến gãy xương có thể xảy ra ở tất cả các xương trong cơ thể. Tuy nhiên, xương cổ tay, xương đùi, xương cột sống thường bị loãng, giòn và dễ gãy hơn. Trong đó, xương đùi và xương cột sống nếu bị gãy thường khó lành và phần lớn các bệnh nhân đều phải tiến hành phẫu thuật để điều trị. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và nâng cao sức khỏe, tuổi thọ của mình. 

2. Triệu chứng nhận biết bệnh loãng xương
Khá nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết để nhận biết bệnh loãng xương có thể dựa vào những triệu chứng nào? Thực tế, bệnh loãng xương thường xuất hiện và diễn tiến khá âm thầm nên bệnh nhân thường không nhận thấy được triệu chứng cảnh báo bệnh một cách rõ ràng. Theo thời gian, xương yếu đi nhiều, dễ bị tổn thương khi gặp phải những tác động nhỏ bên ngoài như té ngã, va chạm hoặc trẹo chân thì bệnh nhân mới nhận thức được tình trạng bệnh của mình. 

2.1. Gãy lún cột sống
Mật độ xương bị giảm dẫn đến tình trạng gãy lún cột sống (hay còn gọi là bị xẹp): bệnh nhân thường cảm thấy rõ rệt những cơn đau lưng cấp; cột sống của bệnh nhân có biểu hiện gù, vẹo, dáng đi khom hoặc nghiêm trọng hơn thì các đốt sống có thể bị gãy dẫn đến chiều cao bị giảm đi. 

2.2. Đau xương
Đau ở những vùng xương chịu nhiều áp lực từ cơ thể: điển hình như thắt lưng, đầu gối, cột sống, xương hông, xương chậu. Cảm giác đau thường xuất hiện thành từng cơn và lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là sau khi bị chấn thương. Một số trường hợp, bệnh nhân cảm thấy cơn đau xuất hiện kéo dài liên tục trong thời gian dài. Đặc biệt, mức độ đau thường gia tăng khi bệnh nhân đi lại, đứng, ngồi, vận động quá lâu nhưng có thể thuyên giảm ngay sau khi được nghỉ ngơi. 

Đau nhức đầu xương cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương. Người bệnh thường cảm thấy các đầu xương bị đau nhức kèm theo cảm giác mỏi dọc ở các xương dài. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau nhức toàn thân khiến họ cảm thấy rất đau đớn và khó chịu. Theo bác sĩ, với những người bệnh loãng xương trong độ tuổi trung niên thường kèm theo một số triệu chứng của bệnh cao huyết áp, bệnh giãn tĩnh mạch và thoái hóa khớp. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm nhận được những cơn đau xuất phát từ vị trí thắt lưng, cột sống và hai bên liên sườn. Những triệu chứng này cũng gây tác động đến một số dây thần kinh như dây thần kinh tọa, dây thần kinh đùi và dây thần kinh liên sườn. Người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau nặng hơn khi bất ngờ thay đổi tư thế hoặc tham gia những hoạt động mạnh, cần dùng nhiều sức lực. Đồng thời, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi thực hiện những động tác như xoay hẳn người, cúi gập người. 

3. Các phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh loãng xương
Ngoài thắc mắc về các dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương thì độc giả còn muốn tìm hiểu về những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý này. Thực tế, để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của xương, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
  • Xét nghiệm nước tiểu và máu: thông qua hình thức xét nghiệm này bác sĩ có thể kiểm tra được lượng nội tiết tố trong cơ thể bệnh nhân và tìm kiếm những yếu tố có thể làm gia tăng khả năng mất xương. Điển hình như sự thiếu hụt một số loại khoáng chất, vitamin,... 
Chụp X - quang để đánh giá mật độ xương 
  • Đánh giá mật độ xương: dựa vào hình thức chụp X - quang, bác sĩ có thể sơ bộ đánh giá được mật độ xương ở một số vị trí như cổ tay, cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Phương pháp chụp X-quang là phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng nên nó là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để đánh giá hình thái và chất lượng của xương. Ngoài ra, còn phương pháp đo loãng xương, cận lâm sàng cũng rất quan trọng. 
4. Điều trị
Vậy các giải pháp điều trị bệnh loãng xương là gì? Thông thường, để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thực hiện kết hợp nhiều biện pháp điều trị sau đây:
  • Xây dựng chế độ ăn giàu vitamin D và canxi để tăng cường sức khỏe cho xương. Những thực phẩm bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng gồm tôm, ốc, cá nhỏ có xương, sữa, tôm và rau củ quả. 
  • Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể theo đúng mức khuyến cáo của bác sĩ. Cụ thể với những bệnh nhân trong độ tuổi từ 1 - 70 tuổi cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày. Đồi với người bệnh từ 71 tuổi trở nên thì bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày. 
  • Xây dựng và duy trì thói quen tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy múa, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,... Đặc biệt, bệnh nhân nên ưu tiên tập luyện vào buổi sáng để tăng cường vitamin D từ ánh nắng buổi sáng. 
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, việc thừa cân hoặc thiếu cân quá mức đều không tốt cho xương.
  • Không hút thuốc, hạn chế sử dụng cà phê, những loại nước có chứa ga và nồng độ cồn.
  • Sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị loãng xương theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Đi đứng cẩn thận, hạn chế vận động mạnh và bảo vệ bản thân không bị té ngã. 
Ngoài ra, những trường hợp gãy xương do loãng xương cần phải thực hiện điều trị ngoại khoa. Đối với bệnh nhân bị gãy lún đốt sống thì bác sĩ sẽ chỉ định bơm xi măng vào phần thân đốt sống đã bị xẹp nhằm cải thiện chiều cao của đốt sống. Đối với trường hợp gãy cổ xương đùi thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là thay khớp háng toàn bộ hoặc thay chỏm xương đùi. 
Nguồnhttps://medlatec.vn/
Lượt xem06/12/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng